Điện đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngoại trừ các thành phố có nguồn điện phong phú, một số khu vực nông thôn nghèo, vùng sâu vùng xa đang không có đủ điện cho nhu cầu thiết yếu của đời sống. Theo Tổng công ty điện lực miền Nam (2018), vẫn còn hơn 150.000 hộ dân nông thôn chưa tiếp cận được với mạng lưới điện quốc gia, phần lớn tập trung tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Một phần nhỏ trong số hộ dân này chấp nhận trả giá cao hơn gấp khoảng từ 2 đến 2,5 lần cho việc câu nối điện gián tiếp, với nguồn điện yếu và không bảo đảm an toàn. Sự thiệt thòi về quyền lợi và thiếu công bằng này là tiền đề cho ý tưởng thiết kế mạng năng lượng bền vững ở cộng đồng nông thôn của giảng viên và sinh viên Khoa môi trường và Bảo hộ lao động, game bài đổi thưởng qua ngân hàng uy tín ufoinfo (TDTU).
Giải pháp microgrid (mạng lưới điện siêu nhỏ) do TDTU đề xuất về cơ bản tận dụng được tính hiệu quả trong sự kết hợp các loại năng lượng xanh (green energy) phù hợp với đặc điểm của vùng nông thôn nghèo. Theo Navigan Research, lưới điện siêu nhỏ là một hệ thống năng lượng tích hợp bao gồm các nguồn năng lượng phân tán (distributed energy resources), một số phụ tải và hệ thống đo đếm. Hệ thống này có thể hoạt động như một lưới điện độc lập, tách khỏi lưới điện phân phối hiện hành. Kỹ thuật viên có thể sử dụng đầu ra dữ liệu từ các hệ thống để kích hoạt microgrid nhằm biết khi nào cần phải sản xuất nhiều nguồn cung cấp điện hơn trong giờ cao điểm; cũng như phân bổ điện hiệu quả cho các khu vực thích hợp; tránh lãng phí điện.
Triển khai ý tưởng cho hệ thống năng lượng bền vững này, TDTU đã đề xuất kế hoạch thực hiện bao gồm bốn giai đoạn sau :
(1) Giới thiệu microgrid đến người dân địa phương, xác định địa điểm chiến lược để đặt microgrid, nơi có thể tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có như gió, bức xạ mặt trời, sinh khối… từ đó xác định các bên liên quan hợp tác cùng thực hiện dự án.
(2) Đánh giá các vấn đề mạng lưới điện hiện tại, loại bỏ và thay thế các công nghệ lạc hậu.
(3) Triển khai microgrid và áp dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa việc quản lý năng lượng cũng như cải tạo các nguồn năng lượng truyền thống (dầu hỏa, nhiên liệu hóa thạch, …), thay thế bằng năng lượng tái tạo (gió, sinh khối, năng lượng mặt trời, ...).
(4) Mở rộng liên tục microgrids để cung cấp năng lượng một cách chất lượng, đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai ở các khu vực nông thôn.
Tại cuộc thi quốc tế trong lĩnh vực phát kiến môi trường có 15 quốc gia tham dự, được tổ chức tại Thailand ngày 29/8/2018, ý tưởng và kế hoạch triển khai microgrid của TDTU đã vinh dự nhận Giải ba chung cuộc. Điều này thể hiện được tính khả thi và hiệu quả trong định hướng phát triển năng lượng, thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mà TDTU đang thực hiện.