Thỏa thuận Paris là Thỏa thuận của Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2015 trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC); chi phối các biện pháp giảm carbon dioxit từ năm 2020. Thỏa thuận này được đàm phán trong Hội nghị lần thứ 21 các Bên của Công ước khí hậu ở Paris và được thông qua ngày 12/12/2015. Thỏa thuận Paris ra đời trong bối cảnh năm 2015 được ghi nhận là năm có những biểu hiện rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu: mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất trong vòng 136 năm qua, đồng thời cũng là năm có phát thải khí nhà kính cao nhất theo đánh giá của Cơ quan khí quyển và đại dương Hoa Kỳ (NOAA). Các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan dưới tác động của biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường, gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho mọi quốc gia trên thế giới.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi Thành phố phải có những giải pháp hữu hiệu, lâu dài, gắn với quan điểm phát triển bền vững. Trong chương trình phát triển Thành phố phát thải carbon thấp, Thành phố Osaka đã hỗ trợ TPHCM xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030. Đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng Mô hình dự báo phát thải khí nhà kính. Theo nội dung này, TPHCM sẽ xây dựng Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; nghiên cứu, triển khai giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính; xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ cụ thể hóa các dự án phát thải carbon thấp, thực hiện chương trình phát thải carbon thấp gắn với Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030.
Giai đoạn 2017-2020, TPHCM đã và đang thực hiện ba nhóm nhiệm vụ chính, tập trung vào nghiên cứu khoa học chuyên ngành, trong đó năng lượng, giao thông, công nghiệp, quản lý chất thải và nông nghiệp là các lĩnh vực ưu tiên hướng đến phát thải carbon thấp. Để thực hiện những nhiệm vụ này, Sở công thương, Sở xây dựng chịu trách nhiệm triển khai giải pháp phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng từ rác thải, …; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo đạt trên 1,74% so với tổng nhiên liệu tiêu thụ của Thành phố.
game bài đổi thưởng qua ngân hàng uy tín ufoinfo (TDTU) đã đồng hành với chương trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải khí carbon, tiến tới phát triển xã hội carbon thấp. TDTU đã và đang thực hiện một loạt các giải pháp sau:
1) Giáo dục để sinh viên chủ động sử dụng hệ thống giao thông công cộng (xe bus); và ưu tiên sử dụng xe bus tiêu thụ nhiên liệu thân thiện với môi trường (Hình 1).
2) Tiếp tục triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn; hướng đến mở rộng phạm vi chương trình đến các trường trung học phổ thông thân hữu, các địa phương có chương trình hợp tác toàn diện với TDTU; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và thu hút đầu tư những dự án xử lý chất thải thu hồi năng lượng. (Hình 2, 3).
3) Mở rộng tỷ trọng sử dụng năng lượng sạch từ Hệ thống sản xuất điện từ năng lượng mặt trời nối lưới (Hình 4) cho tất cả các building của TDTU. Hiện đang lắp ráp hệ thống này cho Trường quốc tế Việt Nam-Phần Lan, đơn vị trực thuộc TDTU.
4) Tăng cường quản lý, kiểm toán việc sử dụng năng lượng trong toàn campus (Hình 5).
Với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, TDTU đã và đang đẩy mạnh hoạt động sử dụng năng lượng tái tạo, ngày càng mở rộng tỷ trọng sử dụng các tài nguyên xanh, sạch cho hoạt động của mình; giảm thiểu tối đa việc tạo ra carbon và phát thải khí nhà kính. TDTU sẽ còn thực hiện nhiều hơn nữa các chương trình/nội dung thuộc nhóm hoạt động “Tăng trưởng xanh và giảm phát thải”, tiệm cận xu hướng chung của thế giới để đạt đến mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện hiệu quả chương trình theo Thỏa thuận Paris. TDTU sẽ là đại học xanh, chung tay góp những hành động cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu, để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của các thế hệ hôm nay và mai sau.