Công trình: “Nghiên cứu tản nhiệt cho CPU máy tính dưới các tấm phiến đối lưu cưỡng bức dùng phương pháp ổn định cấu trúc” được công bố trên tạp chí ngoại hạng chuyên ngành

Công trình nói trên với tên tiếng Anh đầy đủ là: Investigation of a computer CPU heat sink under laminar forced convection using a structural stability method đã được công bố trên Tạp chí International Journal of Heat and Mass Transfer (Nhà xuất bản Elsevier); một tạp chí thuộc ISI; Chỉ số ảnh hưởng (IF: impact factor) là 4.346 theo Journal Citation Reports (Clarivate, Mỹ) và Chỉ số H-index là 177 theo SJR (Tây Ban Nha). Theo hệ thống xếp hạng công bố quốc tế của Trường Ðại học Tôn Ðức Thắng (TDTU), International Journal of Heat and Mass Transfer được xếp hạng ngoại hạng chuyên ngành thuộc chuyên ngành hẹp Fluid Flow and Transfer Processes (theo SJR).

ntk1.jpg
Ảnh chụp xếp hạng của Tạp chí International Journal of Heat and Mass Transfer

Tác giả chính của công trình này là TS. Nguyễn Trương Khang, Trưởng ban, Ban vật lý tính toán (DCP) của Viện khoa học tính toán (INCOS) TDTU. Ðây là kết quả nghiên cứu được thực hiện dài hạn và công phu vì công trình được công bố trên International Journal of Heat and Mass Transfer có yêu cầu rất cao về tính mới và tiên phong trong lĩnh vực khoa học của bài báo.

ntk.jpg
TS. Nguyễn Trương Khang

Trong nghiên cứu này, hiệu suất nhiệt của tản nhiệt tấm phẳng, làm mát bằng không khí trong đối lưu cưỡng bức được thực hiện bằng mô hình phân tích ba chiều; sau đó đối chứng với các kết quả số và thực nghiệm. Sự ảnh hưởng của hiệu suất nhiệt, cũng như sự ảnh hưởng của các thông số môi trường lên độ ổn định của tản nhiệt nhằm chống lại ứng suất nhiệt, mục tiêu rất cần thiết trong sản xuất, đã được nghiên cứu kỹ. Các thông số quan trọng về tốc độ truyền nhiệt từ bề mặt của tản nhiệt như số Reynold và số Nusselt, hệ số truyền nhiệt, chiều cao và số lượng tấm phiến đã được nghiên cứu dưới tác động của dòng khí với nhiều vận tốc khác nhau. Ngoài ra, ứng suất nhiệt (phương pháp ổn định cấu trúc) chỉ ra rằng việc tăng tốc độ của dòng khí làm cho biểu đồ giá trị của số Nussels có khuynh hướng nghiêng xuống. Điều này làm tăng hệ số truyền nhiệt. Quan trọng, việc tăng số Reynold từ 3,80 * 103 lên 2,28 * 104 dẫn đến ứng suất nhiệt giảm 47,36%, độ biến dạng giảm 50%, nhiệt độ bề mặt giảm 28,57% và do đó, giảm đáng kể sai hỏng về mặt cấu trúc hình học. Kết quả còn chỉ ra rằng đối lưu thuần thì có mức truyền nhiệt ít hơn 1,66% so với truyền nhiệt bức xạ-đối lưu và việc tăng số lượng và chiều cao tấm phiến làm giảm nhiệt độ bề mặt xuống tương ứng lần lượt là 25% và 20%. Nghiên cứu cho thấy, phạm vi được chọn của số Reynold hoàn toàn phù hợp với mô hình nhiệt độ cao này, giúp ngăn chặn ứng suất nhiệt làm biến dạng tấm phiến tản nhiệt.

ntk2.jpg
Ảnh bài báo trên International Journal of Heat and Mass Transfer

Nguyễn Trương Khang tốt nghiệp Tiến sĩ kỹ thuật điện và máy tính tại Hàn Quốc; đã công bố 65 công trình trên các tạp chí ISI uy tín. TS. Khang vừa được TDTU bổ nhiệm làm associate professor trong năm 2019.

Tham khảo: Alireza Moradikazerounia, Masoud Afrand, Jalal Alsarrafc, Somchai Wongwisesde,  Amin Asadif, Truong Khang Nguyeng; ; International Journal of Heat and Mass Transfer, Volume 134, May 2019, Pages 1218-1226.